Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng

Móng đơn là gì? Cấu tạo và phân loại móng đơn

Móng đơn là gì

Trước khi xây dựng nhà thì việc tìm hiểu về nền móng là một điều cần thiết. Đối với các kỹ sư xây dựng hoặc những người làm trong ngành xây dựng thì móng đơn là gì không còn là một điều xa lạ. Nhưng đối với những người không có chuyên môn thì đây vẫn là một khái niệm xa lạ, mơ hồ. Vậy móng đơn là gì và móng đơn có phù hợp với tình trạng địa chất nhà bạn hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Móng đơn là gì?

Trong xây dựng móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực và được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng trong các công trình có trọng tải nhẹ hoặc tương đối nhẹ, các công trình có trọng tải vừa để giúp gia chủ có thể tiết kiệm chi phí. Các công trình hay sử dụng móng đơn phải kể đến như: nhà dân sinh, nhà tạm, nhà cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng, nhà 4 tầng và trụ cột của cầu,… Đặc biệt móng đơn cần được thi công trên các nền đất có độ cứng tương đối và nền đất phải ổn định.

Móng đơn là gì

Móng đơn là gì

Để tìm hiểu rõ hơn móng đơn là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về hình dáng và kích thước của móng đơn. Móng đơn có nhiều loại như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Tùy vào quy mô của công trình mà móng đơn sẽ được thiết kế có kích thước, hình dáng phù hợp. Thi công móng đơn sẽ giúp tiết kiệm được chi phí nhưng lại kén công trình nên trước khi quyết định lựa chọn móng đơn các kỹ sư cần xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng.

Chi tiết cấu tạo của móng đơn

Thông thường, móng đơn sẽ có cấu tạo khá đơn giản với một bê tông cốt thép dày và tạo hình trụ duy nhất có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó xuống nền công trình, phần lực ma sát và lực dính của đất xung quanh móng sẽ được bỏ qua.

Cấu tạo móng đơn

Cấu tạo móng đơn

Chi tiết cấu tạo của móng đơn sẽ gồm 4 bộ phận cơ bản sau:

  • Móng (hay còn gọi là bản móng): Thường có đế hình chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải, được tính toán kích thước hợp lý. Khi thiết kế phần bản móng, kiến ​​trúc sư sẽ cân đối sao cho phù hợp nhất với kết cấu tổng thể của công trình.
  •  Giá đỡ móng (hay còn gọi là bệ đỡ): có chức năng nâng đỡ tường ngăn phía trên và giảm độ lún, lệch giữa các móng trong công trình. Khi các giằng móng kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm của móng thì phải tính toán như dầm trong kết cấu khung.
  •  Cổ móng: Kích thước của cổ móng có thể bằng kích thước của cổ cột bên dưới, nhưng thường được kéo dài thêm 2,5cm mỗi bên để đổ thêm một lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên trong cổ móng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với kiến ​​trúc sư có kinh nghiệm để được tư vấn.
  •  Bê tông lót: thông thường dày 100, bê tông đá 4 × 6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50 ÷ 100, có chức năng làm sạch, san phẳng hố móng, chống thất thoát nước xi măng, ngoài ra còn có thể dùng làm ván khuôn để đổ bê tông móng.
Cấu tạo chi tiết của móng đơn

Cấu tạo chi tiết của móng đơn

Với những thông tin trên, ta thấy cấu trúc móng tuy đơn giản nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao. Trong công trình xây dựng không phần nào là không quan trọng, vì vậy khi thiết kế và thi công nên đặt chữ tâm lên hàng đầu, cần phải xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho công trình toàn diện hiện tại và cả tương lai.

Móng đơn được phân loại như thế nào?

Sau khi tìm hiểu móng đơn là gì và cấu tạo của nó ra sao, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về phân loại của móng đơn. Móng đơn được phân loại theo nhiều tiêu chí và có mối quan hệ mật thiết với việc đưa ra quyết định lựa chọn khi thiết kế công trình tùy vào tình trạng địa chất nơi bạn thi công. Dưới đây là tổng hợp một số cách phân loại móng đơn phổ biến nhất bạn có thể tham khảo.

Dựa vào độ cứng của móng

Dựa vào độ cứng của móng, móng đơn sẽ được chia thành 3 loại đó là: mềm, cứng và cứng hữu hạn. Hơn nữa, chúng rất dễ để phân biệt với nhau.

  • Móng đơn mềm: là loại móng đơn có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền, khả năng biến dạng lớn, chịu uốn nhiều. Móng đơn mềm có tỉ lệ cạnh dài/ ngắn > 8.
  • Móng đơn cứng: khác với móng đơn mềm thì móng đơn cứng là loại móng đơn có độ cứng rất lớn, cực kỳ lớn, có khả năng biến dạng rất bé và gần như bằng 0. Móng đơn cứng sẽ được làm từ gạch, đá và bê tông.
  • Móng đơn cứng vừa, cứng hữu hạn: Tỷ lệ cạnh dài/ ngắn của loại bê tông cốt thép này là 8. Với độ cứng tương đối, lớn hơn móng mềm và bé hơn móng cứng.

Dựa vào đặc điểm của tải trọng

Phân loại móng đơn dựa vào đặc điểm của tải trọng, móng đơn nói riêng và móng nói chung được chia làm 5 loại phổ biến: 

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm
  • Móng các công trình cao (tháp nước, ống khói, bể chứa,…)
  • Móng thường chịu lực ngang lớn (đập nước, tường chắn,…)
  • Móng chủ yếu chịu tải trọng đứng, moment nhỏ
Phân loại móng đơn

Phân loại móng đơn

Dựa vào phương thức chế tạo

Khi phân loại móng đơn dựa vào phương thức chế tạo, móng đơn sẽ được chia làm 2 loại đó chính là móng toàn khối và móng lắp ghép.

  • Móng toàn khối là loại móng được làm bằng các vật liệu khác nhau, chế tạo ngay tại vị trí xây dựng.
  • Móng lắp ghép là loại móng do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công móng công trình.

Dựa vào chất liệu

Móng đơn

Móng đơn

Với việc phân loại móng đơn theo chất liệu chúng ta có thể tham khảo một số loại móng sau:

  • Móng đơn thép: Được làm bằng thép chất lượng cao, cốt thép móng đơn có thể được gia công tại chỗ hoặc trong nhà máy. Nhưng phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật. Làm sạch tất cả các bề mặt thi công và lắp ráp theo bản vẽ thiết kế. Trong công việc hàn nối, hãy đảm bảo rằng mối nối được chắc chắn. Tránh nhiệt độ cao đốt tiêu bản. Phải đảm bảo rằng các thanh thép không bị dính, không dính dầu mỡ và không bị rỉ sét. Nếu thanh sắt bị dẹt hoặc bị cắt thì tiết diện không quá 2%.
  • Cừ tràm đơn: Để tạo ra một móng cột đơn cừ tràm vững chắc, trước tiên hãy xử lý móng thật vững chắc. Gia cố bằng cừ tràm là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Vì tính tiện lợi và giá thành tương đối thấp so với các vật liệu tổng hợp khác. Móng cốc là bộ phận chịu tải trọng trung gian. Truyền trọng lượng từ tòa nhà xuống mặt đất. Và lớp dưới cùng này được gia cố bằng cọc ván ép. Hàng loạt các công trình sử dụng cừ tràm vẫn đảm bảo chất lượng và độ an toàn cao.
Móng đơn

Móng đơn

Ngoài ra còn có những loại móng khác trong xây dựng như: móng băng, móng bè, móng cọc,… khi được gia cố đúng kỹ thuật, đạt chất lượng đều rất vững chắc.

Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp về móng đơn ở trên chắc hẳn bạn đã thu nạp được một số kiến thức cơ bản về móng đơn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được loại móng phù hợp cho ngôi nhà của mình.