Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng

Kết cấu móng bè và quy trình thiết kế thi công móng bè

Móng bè

Móng bè có thể được xem là một loại móng hết sức quen thuộc với chúng ta trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về kết cấu móng bè, đặc điểm cũng như các bước để thiết kế thi công móng bè đạt chuẩn. Vì vậy bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có một cái nhìn sâu rộng hơn về vấn đề này

Móng bè là gì?

Móng bè

Móng bè

Móng bè còn được biết đến là móng nền, là bộ phận kết cấu kỹ thuật nằm ở phần dưới cùng của một công trình xây dựng. Nó có chức năng chủ yếu là hỗ trợ tải trọng của công tình đó vào nền đất cũng như giúp công trình chịu được sức ép đến từ khối vật chất bên trên. Ngoài ra nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn chắc chắn cho toàn bộ công trình trong quá trình thi công xây dựng.

Móng bè là loại móng nông và được thiết kế ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng thấp dù môi trường đó có nước hay là không.

Cấu tạo của móng bè

Móng bè đóng một phần quan trọng trong việc chịu lực tác động từ sức nặng của công tình nên việc am hiểu cấu tạo của loại móng này là rất cần thiết. Thông thường nó sẽ bao gồm

  • Một lớp bê tông sàn có độ dày khoảng 10cm
  • Kích thước của dầm móng được ước tính là 300×700 (mm)
  • Một bản móng chuẩn sẽ có chiều cao là 32cm
  • 2 lớp thép phi 12a200 là loại thép bản móng hợp chuẩn
  • Dầm móng được xem là có kích thước chuẩn nếu có thép dọc 6 phi (20-22) và thép đai là phi 8a150

Kết cấu móng bè

Kết cấu móng bè

Kết cấu móng bè

Lấy vị dụ về một dự án công trình xây dựng sở hữu kích thước 5mx5m và nặng 50 tấn thì kết cấu móng bè sẽ được tính theo công thức sau đây:

Trọng lượng công trình/ Diện tích công trình = 50 tấn/ 25m = 2

Từ đó ta có thể rút ra kết luận rằng kết cấu móng bè được xây dựng ở đây có khả năng chịu đựng được 2 tấn/m^2. Tuy nhiên với từng khu vực có đặc tính riêng, kết cấu móng bè sẽ được xây dựng khác nhau để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối và tiết kiệm một cách tối đa chi phí xây dựng. Thêm vào đấy nếu dùng cột để hỗ trợ thì khả năng chịu lực của móng bè sẽ được tăng lên rất đáng kể

Những tiêu chuẩn thiết kế móng bè

Trong xây dựng chúng ta biết rằng có rất nhiều vấn đề khó có thể lường trước được. Vậy nên việc tìm hiểu những tiêu chuẩn khi thiết kế móng bè để tránh được tối đa rủi ro có thể gặp phải khi thiết kế là một điều vô cùng quan trọng

Những tiêu chuẩn thiết kế thi công móng bè

Những tiêu chuẩn thiết kế thi công móng bè

Bản phẳng

Bản có chiều dài là e = (⅙)l , khoảng cách giữa các cột l đảm bảo dưới 9m và có tải trọng trong khoảng 1000 tấn/cột

Bản vòm ngược

Với những công trình có yêu cầu về độ chịu uốn lớn thì loại bản này được các nhà xây dựng ưu tiên sử dụng

Những công trình không lớn thì bản vòm có thể được tạo từ gạch đá, bê tông có e = (0,032 l+ 0,03)m và độ võng của vòm dao động từ 1/7 l đến 1/10

Kiểu có sườn

Thường được cấu tạo theo hai kiểu đó là sườn nằm dưới và sườn nằm trên bản

Kiểu hộp

Đây là loại móng thường được sử dụng cho những thiết kế nhà có tầng, có kết cấu khung chịu lực tốt đồng thời là loại có trọng lượng nhẹ nhưng độ cứng lớn

Ưu điểm và nhược điểm của móng bè

Cùng bài viết của chúng tôi tìm hiểu những ưu nhược điểm của loại móng này

Ưu điểm

  • Đây là loiaj móng đặc biệt thích hợp cho những công trình có thiết kế không quá cầu kỳ như nhà cấp 4 hay các loại nhà tầng từ 1 đến 3 tầng vì nó sở hữu chi phí xây dựng thấp cũng như thời gian thi công ngắn gọn
  • Những công trình có thiết kế bồn chứa, kho, hồ bơi, tầng hầm,… thì loại móng này cũng là một lựa chọn lý tưởng

Nhược điểm

  • Không phải áp dụng được cho tất cả loại địa hình địa chất, hãy lựa chọn sáng suốt để móng bè có thể phát huy tối đa khả năng của nó
  • Vì có chiều sâu khá rộng nên móng bè có thể dẫn đến một số vấn đề từ những tác động môi trường như sự thoát nước ngầm hay động đất
  • Công trình có thể bị nứt hoặc giảm tuổi thọ do móng bị lún bởi sự tác động của các lớp địa chất bên dưới

Quy trình thiết kế thi công móng bè

Sau khi đã nắm rõ kết cấu móng bè, để việc thi công công trình diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn không thể thiếu kiến thức về các bước thiết kế thi công móng bè

Giai đoạn chuẩn bị

Ở giai đoạn này các nhà thầu cần chuẩn bị mặt bằng công, các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình xây dựng cũng như các loại máy móc và thiết bị thi công

Đào đất hố móng

Dựa theo bản thiết kế, xác định được diện tích công trình. Sau đó sẽ tiến hành đào hố móng trên diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng và san lấp

Đào đất hố móng bè

Đào đất hố móng bè

Xây tường móng

Đặt móng xong thì sẽ đến giai đoạn xây tường móng để củng cố sự chắc chắn và trơn mịn

Đổ bê tông giằng móng

Cần phải trộn bê tông theo đúng liều lượng, đúng quy trình, kỹ thuật để đảm bảo chất lượng bê tông móng và chất lượng toàn bộ công trình. 

Cách thi công móng bè được đánh giá là chuẩn nhất khi bê tông được đổ từng lớp, mỗi lớp đảm bảo độ dày khoảng từ 20 – 30cm. Như thế sẽ giữ được sự liên kết giữa các lớp bê tông cũng như vừa kịp đổ lớp trên lên khi lớp dưới bắt đầu đông kết

Đổ bê tông giằng móng

Đổ bê tông giằng móng

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng

Khi đã thực hiện xong các công đoạn, móng bê tông phải luôn được giữ ẩm và được bảo dưỡng cẩn thận trước những tác động của ngoại cảnh

Thông thường, móng sẽ được bảo dưỡng bằng cách tưới nước cho đến thời điểm bê tông được kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phần

Một số lưu ý khi thi công móng bè

  • Các nhà thi công nên chú ý đến cọc móng vì nó có vai trò rất quan trọng trong việc truyền trọng tải của công trình xuống nền đất
  • Điều chỉnh độ lún ở một mức phù hợp, tránh gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu của công trình về sau này

Bài viết trên đây của chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về móng bè, kết cấu móng bè, những ưu nhược điểm cũng như quy trình thiết kế thi công loại móng này. Hy vọng bản có thể tích lũy cho mình những điều hữu ích để xây dựng một công trình như ý cho bản thân và gia đình