Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng

Bỏ túi biện pháp thi công đóng cọc tre đúng kỹ thuật

Biện pháp thi công đóng cọc tre

Sử dụng cọc tre để gia cố nền móng là một biện pháp thường được sử dụng ở miền Bắc. Nó giúp nâng cao độ chặt của đất cũng như sức chịu đựng tải trọng của đất nền. Tuy nhiên biện pháp thi công đóng cọc tre được thực hiện ra sao cho đúng kỹ thuật và hiệu quả thì không phải ai cũng nắm bắt được. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề này

Phạm vi áp dụng biện pháp thi công đóng cọc tre

Cọc tre là loại cọc được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình sở hữu tải trọng truyền xuống không quá lớn 

Phạm vi áp dụng biện pháp thi công đóng cọc tre

Phạm vi áp dụng biện pháp thi công đóng cọc tre

Ngoài ra cọc tre thường được sử dụng ở những nơi đất luôn ẩm ướt, ngập nước. Tuổi thọ của cọc tre sẽ kéo dài được lâu hơn nếu làm việc trong môi trường đất luôn ẩm ướt, có thể lên đến 50 hoặc 60 năm. Thay vào đấy, nếu được sử dụng ở những vùng đất khô thì cọc tre dễ bị ải, mục gây nguy hại cho nền móng của công trình. Lưu ý không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát là những môi trường không giữ được nước

Biện pháp thi công đóng cọc tre đúng kỹ thuật

Tre làm cọc phải đảm bảo tiêu chuẩn, đó là loại tre già trên 2 năm tuổi, thẳng tươi, đường kính tối thiểu trên 6cm (thường từ 80-100mm). Nếu dùng được loại tre đặc là tốt nhất, độ dày của ống tre không nhỏ hơn 10mm. Còn đối với tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre là 10 – 15mm. Khoảng cách giữa các mắt tre không vượt quá 40cm.

Đầu trên của cọc được thiết kế vuông góc với trục cọc và có khoảng cách đến mắt tre là 50mm, đầu dưới  sẽ được vát nhọn và cách mắt tầm 200mm

Mỗi cọc tre có chiều dài từ 2 – 3m, chiều dài của cọc hơn chiều dài thiết kế khoảng 20 – 30cm

Biện pháp thi công đóng cọc tre

Biện pháp thi công đóng cọc tre

Số lượng cọc trên 1 m2 được xác định theo công thức sau:

Đất yếu vừa có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,6 , cường độ chịu tải thiên nhiên là R0=0,7 ÷ 0,9 kg/cm2 sẽ đóng 16 cọc cho 1m2.

Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 , cường độ chịu tải thiên nhiên tương ứng là R0=0,5 ÷ 0,7 kg/cm2 sẽ đóng 25 cọc cho 1m2.

Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,8 thì cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kg/cm2 nên đóng 36 cọc cho 1m2

Phương pháp hạ cọc trong quy trình thi công đóng cọc tre

Có 2 phương pháp cơ bản

  • Phương pháp hạ cọc thủ công: Cần 1 đến 2 người dùng vồ gỗ rắn loại có trọng lượng 8-10 kg để đóng, đầu cọ được bịt bằng sắt để tránh dập nát. Khi đóng xong thì tiến hành cưa bỏ phần dập nát ở đầu cọc, trong trường hợp cọc chưa xuống sâu mà đầu cọc đã bị dập nát thì cần nhổ bỏ. Nếu nền đất yếu, đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì cần đổi sang phương pháp hạ cọc gia tải kết hợp rung lắc
  • Phương pháp hạ cọc bằng máy: Có thể dùng gầu máy để ép cọc. Ngoài ra ở một số nơi đã chụp thêm một mũ chụp để đóng cọc tre trong máy phá bê tông. Máy nén trong trường hợp này là loại có công suất nhỏ, có thể dùng đồng thời cho 5 – 6 máy đóng cọc tre. Đây là một phương pháp được đánh giá có ưu điểm thi công nhanh, đỡ vất vả
Quy trình thi công đóng cọc tre

Quy trình thi công đóng cọc tre

Sơ đồ hạ cọc: Chúng ta sẽ tiến hành từ giữa ra nếu là khóm cọc hoặc ruộng cọc gia cố nền, tiến hành theo tuần tự nếu là dải cọc hoặc hàng cọc. Tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận, quy trình thường được diễn ra như sau:

  • Đào đất
  • Đóng cọc tre
  • Rải một lớp nylon hoặc vỏ bao
  • Đặt cốt thép, đổ bê tông

 

Những kỹ thuật cần nắm khi thi công đóng cọc tre

Để hoàn thiện quá trình thi công đóng cọc tre thì đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật là điều không thể bỏ qua

  • Cọc được dựng thẳng trước và trong quá trình đóng. Không để cọc đi xuống nền theo hướng nghiêng
  • Đầu cọc đảm bảo được lót bằng tấm đệm, tránh bị vỡ đầu cọc trong quá trình đóng cọc
  • Đặc biệt khi tiến hành đóng cọc tre, chỉ được đóng một cọc, không đóng nhiều cọc cùng một lúc sẽ khiến các cọc bị hạ nghiêng
  • Nên chú ý đến công tác đóng cọc thử để đạt được độ chối tối đa
  • Khi đóng cọc xong mà phần đầu cọc bị vỡ thì cần cắt bỏ phần đó, hoặc phần đầu cọc nằm phía trên mực nước ngầm thì ta cũng phải tiến hành cắt bỏ
  • Nên phân bố đều các cọc trên diện tích móng
  • Vát cọc ở đầu trên dài 10 – 15 cm, nếu dài hơn sẽ ảnh hưởng đến chiều dài của thiết kế cũng như sức chịu tải của nền móng công trình
  • Lưu ý đóng cọc từ ngoài vào trong, đi theo đường xoáy trôn ốc

Bài viết trên của chúng tôi đã tích hợp những kiến thức hữu ích nhất về biện pháp thi công đóng cọc tre sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng sau khi dành thời gian tìm hiểu bài viết này bạn đã có thể trang bị cho bản thân những điều cần thiết cho việc xây dựng công trình của mình.